Bán hàng trên Shopee đang dần trở thành xu hướng kinh doanh online tại Việt Nam. Không phải tự nhiên mà rất nhiều người chọn sàn thương mại Shopee trong thời đại bán hàng đa kênh hiện nay. Do chưa có kinh nghiệm nên nhiều bạn muốn mà chưa thực hiện được. Cùng tham khảo qua một số bí quyết bán hàng hiệu quả từ những người thành công nha.
Bán hàng trên Shopee như thế nào?
Shopee là là nền tảng thương mại điện tử mua sắm trực tuyến hàng đầu, và rất phổ biến trong những năm qua. Khi việc mua sắm qua thiết bị di động ngày càng trở nên thiết yếu và việc đáp ứng cung cầu trong thương mại điện tử, các shop online hình thành nhiều hơn. Shopee trở thành thị trường béo bở cho mọi người trong việc kinh doanh. Chỉ cần nắm rõ chính sách bán hàng, chạy quảng cáo hiệu quả cùng thủ tục đăng ký dễ dàng là bạn đã sở hữu ngay một gian hàng trên shopee.
Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả, tăng doanh thu
nguồn ảnh: goacademy
1 - Marketing hiệu quả trên Shopee
Tuy nhiên các shop bán hàng trên Shopee không phải lúc nào cũng thuận lợi và đơn hàng có mỗi ngày đều đặn. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là kết hợp tối ưu marketing trên Shopee để gia tăng tối đa đơn hàng.
Chạy quảng cáo: Trên Shopee có chức năng kênh marketing. Tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu quảng bá, bạn có thể chọn một vài chức năng dịch vụ quảng cáo và làm theo những hướng dẫn mà Shopee đưa ra.
Giảm giá - Khuyến mãi - Deal sốc: là các cụm từ hiệu quả nhất gây ấn tượng mạnh đối với người mua hàng. Ngoài việc tự tạo mã giảm giá, bạn có thể tìm thấy một số chức năng đa dạng trên Shopee thực hiện dịch vụ này. Thường xuyên cập nhật, tham gia nhiều chương trình khuyến mãi trên Shopee.
Livestream trên Shopee/ Ưu đãi follower: tương tự những nền tảng xã hội khác như Facebook, Instagram, Shopee cũng có livestream bán hàng, có khả năng đem lại hàng ngàn đơn hàng. Shopee tạo điều kiện để người bán tương tác với khách hiệu quả hơn.
2 - Tạo dựng uy tín qua việc chăm sóc khách hàng, ưu đãi, follower
Dù bán hàng online - offline thì đều cần phải chăm sóc tốt cho gian hàng của mình. Từ nội dung, hình ảnh và mẫu mã sản phẩm nên thường xuyên cập nhật những thông tin một cách nhanh chóng. Luôn cố gắng kết nối để tạo tương tác tốt và giữ được lượng khách lâu là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Việc thường xuyên đọc review, phản hồi từ khách rất cần thiết để cải thiện dịch vụ tốt hơn. Đồng thời đừng quên tặng mã giảm giá, voucher ưu đãi cũng là cách để giữ lượng khách quen thuộc. Công cụ Shopee Chat rất hữu dụng để tư vấn, chào mời khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh số cho shop. Bên cạnh đó xây dựng, chăm sóc nhóm khách hàng trung thành là điều vô cùng quan trọng.
3 - Xử lý đơn hàng và chính sách đổi trả tuân thủ theo Shopee
Xử lý đơn hàng là quy trình bao gồm chọn, đóng gói và giao các sản phẩm đã đóng gói cho một đơn vị vận chuyển. Dịch vụ vận chuyển, giao hàng Shopee tương đối dễ, ít rắc rối nên xử lý đơn hàng không hề khó khăn. Phải đảm bảo bạn giao hàng đúng hẹn và không hủy đơn để tạo trải nghiệm tốt nhất cho người mua. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ uy tín gian hàng của bạn. Về chính sách đổi trả, đơn giản nhất để bảo vệ quyền lợi chung là nắm rõ quy định và tuân thủ đúng chính sách Shopee.
Cuối cùng đừng quên chia sẻ link gian hàng cùng các sản phẩm lên các trang mạng xã hội. Đây là cách marketing trên Shopee đơn giản nhất được nhiều người sử dụng hiện nay. Bất cứ ai khi mới bắt đầu kinh doanh trên Shopee đều tận dụng nền tảng MXH khác để chia sẻ. Việc của chúng ta là cần biết khách hàng thường dừng lại ở nội dung nào lâu nhất và đặt bản thân là người mua. Đây là cách thu hút khách hàng không tốn phí mà lại mang hiệu quả vô cùng tốt trong kinh doanh
Nhìn chung Shopee đã vượt mặt tất cả sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Tiki,.... để chiếm lĩnh vị trí đứng đầu. Là thị trường béo bở cho bất cứ ai muốn kinh doanh. Khi bạn mới bắt đầu bán hàng online, để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn là một điều cực kỳ khó, nhưng sẽ dễ dàng hơn khi tham khảo từ những người đi trước.
Yến Trần