Kinh nghiệm trị ê buốt răng, đau răng cho người lớn tuổi ngay tại nhà

1237 0 0

Răng miệng được ví như là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu chăm sóc không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh đặc biệt là người cao tuổi. Bởi người già thường có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao, sức đề kháng cũng giảm sút vậy nên việc chăm sóc răng miệng cần được đặc biệt chú ý. Dưới đây sẽ là kinh nghiệm trị ê buốt răng, đau răng dành riêng cho người lớn tuổi tại nhà mà bạn không thể bỏ qua. 

1. Nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng ở người lớn tuổi

Răng ê buốt ở người lớn tuổi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ địa răng dễ tổn thương, các bệnh nha chu hay do thói quen hàng ngày. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến: 

- Do tổn thương cấu trúc răng: Với những người nhiều tuổi răng thường có xu hướng yếu dần do đó hay gặp phải tình trạng men răng yếu, mòn hở cổ răng, răng bị sứt mẻ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm. Khi ngà răng bị lộ nó có thể dễ bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc khi sử dụng một số loại thực phẩm gây ra tình trạng ê buốt răng.

- Do tụt nướu: Nướu răng bị tụt cũng khiến lớp ngà ở bề mặt dưới chân răng bị lộ ra, vậy nên khi phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm khiến chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây nên những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong làm răng ê buốt.

- Do chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách: Chải răng quá kỹ, sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao hay chải răng không đúng cách không những không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà còn làm hỏng men răng khiến răng ê buốt.

- Chế độ ăn uống nhiều axit và đồ ngọt: Một chế độ ăn chứa nhiều axit như thức ăn chua, cam chanh, dưa chua hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng dẫn tới lộ ngà cũng là nguyên nhân răng ê buốt.

- Do một số thói quen xấu: Thói quen nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương gây ê buốt. 

2. Hậu quả của việc ê buốt răng lâu ngày

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của việc ê buốt chân răng mà nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sinh hoạt thường ngày của người già. Điển hình là không thể thoải mái thưởng thức các món ăn ưa thích, gây nguy cơ biếng ăn. 

Điều này về lâu dài sẽ làm cơ thể người bệnh dần bị suy nhược, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, các triệu chứng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, khiến các bệnh răng miệng phát triển mạnh hơn, răng sẽ ngày càng yếu cản trở tới giao tiếp hàng ngày. .

3. Những điều nên và không nên áp dụng với người lớn tuổi khi bị ê buốt răng

Đánh răng đúng cách

Nhiều người có suy nghĩ rằng đánh răng thật mạnh và càng lâu có thể loại bỏ mảng bám trên răng, nhưng điều này vô hình trở thành tác nhân làm men răng của bạn bị mài mòn dẫn đến hiện tượng răng ê buốt. Đánh răng sát viền nướu có nguy cơ làm men răng mòn nhanh hơn.

Với người lớn tuổi, cấu trúc răng vốn đã yếu hơn nên tốt nhất nên lựa chọn bàn chải có lông mềm và để bàn chải tạo một góc 45º với đường nướu rồi chải lên xuống thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trong kẽ răng. Khi đó, bạn sẽ giữ được một hàm răng khỏe mạnh..

Xem thêm: Bàn chải đánh răng điện Xiaomi - lựa chọn thay thế hoàn hảo bàn chải truyền thống

Sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt

Với người sở hữu hàm răng ê buốt đặc biệt là người già cần thật chú ý tới các sản phẩm chăm sóc răng như kem đánh răng, tránh các thành phần có hại như chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,…

Bạn có thể ưu tiên chọn các loại kem đánh răng với thành phần dược liệu tự nhiên, phù hợp với những người có hàm răng nhạy cảm phổ biến như: Sensodyne, Oral B Sensitive, Ngọc Châu,…

Tránh những thực phẩm có chứa đường và tính axit cao

Soda, kẹo ngọt, các nguồn carbohydrate hay các thực phẩm có tính axit cao đều có thể tấn công vào men răng và gây ra ê buốt, sâu răng. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho khoang miệng, chống lại axit và các vi khuẩn làm mòn men răng như:

  • Rau xanh, hoa quả giàu chất xơ.

  • Các loại phô mai.

  • Sữa tươi không đường.

  • Sữa chua không (ít) đường

Trong trường hợp vừa ăn các loại thực phẩm có tính axit, đừng nên đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng có thể  ổn định trở lại trước khi bạn chải răng.

Bỏ thói quen nghiến răng

Nghiến răng lâu ngày tưởng chừng như vô hại nhưng nó cũng khiến men răng mòn dần, làm răng có cảm giác bị ê buốt. Thói quen này thường xảy ra do căng thẳng, stress hoặc do chứng nghiến răng khi ngủ. Vậy nên bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để tìm cách giảm thiểu loại bỏ thói quen này khi ngủ. 

Thường xuyên thăm khám răng miệng tại các phòng khám chuyên khoa định kỳ

Thăm khám sức khỏe răng thường xuyên cũng là cách để phát hiện ra các nguy cơ về bệnh răng miệng, bảo vệ sức khỏe hàm răng, tránh các nguy cơ bào mòn, ê buốt dài ngày đồng thời có phương án chữa trị nếu tình trạng trở nên nặng hơn, 

4. Kinh nghiệm trị ê buốt răng tại nhà hiệu quả

Để trị răng ê buốt tại nhà, bạn có thể sử dụng một số mẹo đơn giản, dễ làm như sau

4.1. Sử dụng lá ổi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lá ổi có chứa astringents - loại chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Vậy nên lá ổi thường được sử dụng phổ biến trong dân gian để chữa các cơn ê buốt răng khi gặp phải. Khi thấy răng ê buốt bạn có thể nhai 1 vài lá ổi điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình hình. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện theo cách sau:

Nguyên liệu: 20 lá ổi bánh tẻ (không quá già hay quá non) và 1 thì muối trắng.

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch lá ổi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Sau đó, cho lá ổi vào nồi và đổ ngập nước.

+ Đun sôi nước sau đó chỉnh nhỏ lửa rồi đun thêm 5 phút cho lá tiết ra hết tinh chất sau đó mới tắt bếp.

+ Đợi nước nguội lọc bỏ bã rồi chắt lấy nước ra bình bảo quản để dùng dần.

Cách sử dụng:

Bạn có thể cho nước ổi vào cốc và pha thêm 1 thìa muối để súc miệng 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tối đa

4.2. Sử dụng Oxy già (Hydrogen peroxide)

Oxy già (Hydrogen peroxide) là một loại chất khử trùng nhẹ. Nó hay được sử dụng để khử trùng vết cắt, vết bỏng và các vết thương khác ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tuy nhiên ít người biết rằng, chúng ta cũng có thể dùng hydrogen peroxide như một loại nước súc miệng chữa lành nướu, ngăn ngừa viêm.

Cách thực hiện:

  • Cho khoảng 1 thìa cà-phê hydrogen peroxide vào nước ấm và khuấy đều

  • Sử dụng để súc miệng trong khoảng tối đa 30 giây

  • Nhổ ra, súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ tất cả hydrogen peroxide còn lại trong miệng.

4.3. Nước muối loãng

Nước muối loãng là phương thức đơn giản và hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề về răng nhạy cảm. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sẽ giúp bạn cải thiện các cơn ê buốt và tăng cường sức khỏe khoang miệng. Lưu ý nếu súc miệng bằng nước muối thì không súc lại bằng nước sạch.

4.4. Trà xanh

Trà xanh được sử dụng rộng rãi hàng ngày để phòng tránh ung thư và cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Chẳng những vậy, trà xanh còn cực có ích cho sức khỏe răng miệng. Để đối phó với răng ê buốt, bạn nên sử dụng dung dịch trà xanh không đường súc miệng 2 lần/ngày.

4.5. Baking Soda

Răng ê buốt, nhạy cảm là do men răng bị hỏng. Súc miệng bằng baking soda sẽ giúp tăng độ cân bằng pH và làm giảm thiểu tình trạng ê buốt.

4.6. Mật ong

Mật ong là một chất kháng khuẩn, tăng khả năng chữa lành vết thương, giảm đau, tiêu sưng và viêm. Với nguyên liệu này, bạn chỉ cần súc miệng với dung dịch chứa mật ong pha cùng nước ấm, cơn đau khó chịu từ răng ê buốt sẽ nhanh chóng biến mất.

4.7. Tỏi

Các chất tự nhiên có trong tỏi rất tốt cho các bệnh nhiễm trùng, tổn thương và là chất gây tê tự nhiên. Sử dụng tỏi thường xuyên trong các món ăn sẽ giúp bạn giảm bớt hiện tượng ê buốt.

4.8. Hành tây

Hành tây sống sẽ làm giảm các cơn ê buốt hiệu quả do có chứa chất kháng viêm. Bạn chỉ cần lấy lát hành tây và chà nhẹ vào vùng lợi răng bị ê buốt là được

4.9. Củ nghệ

Ngoài việc ứng dụng trong nấu ăn, nghệ còn được biết tới như một phương pháp điều trị viêm cực tốt (hợp chất curcumin trong củ nghệ sẽ đảm nhận trọng trách này). Để giảm cơn ê buốt, bạn chỉ cần thoa tinh bột nghệ lên răng. Một cách khác là mix hỗn hợp gồm 1 thìa cà-phê bột nghệ, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa dầu mù tạt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên răng nhạy cảm và các vùng nướu xung quanh ít nhất 2 lần/ngày rồi súc miệng sạch.

Răng ê buốt ở người cao tuổi đặc biệt gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống thường ngày của người mắc. Vậy nên hãy nhớ chú trọng chăm sóc răng miệng đúng cách từ ngay hôm nay và thăm khám răng miệng thường xuyên để có một hàm răng chắc khỏe. 

Lương Phúc

0/0

Cám ơn vì những phản hồi có giá trị của bạn

Chúng tôi sẽ gửi vấn đề này đến nhóm kỹ thuật của chúng tôi

bài viết này có giúp bạn có thêm thông tin chứ?

Đánh giá 0, Trên tổng 0 Đánh giá

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

Next
Top