Mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Cúng rằm tháng Giêng 2023 ngày nào?

1894 0 0

Mâm cỗ cúng vào Rằm tháng Giêng là mâm cỗ không thể thiếu khi cúng rằm. Bạn có biết mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì không? Mâm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mọi người thường chọn ngày tốt, giờ đẹp, lễ vật, bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng đúng và đầy đủ,... Bạn hãy cùng Shopee Analytics tìm hiểu về mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những món nào ngay trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc ngày rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, đây là một trong những nghi lễ quan trọng được người Việt coi trọng và thực hiện rất chu đáo. Vào ngày rằm tháng Giêng, mọi người thường đi chùa, lễ Phật cầu an,...  

Rằm tháng Giêng có nguồn gốc từ Trung Quốc và sẽ diễn ra vào ngày 14-15 tháng Giêng  m lịch. Tết Nguyên Tiêu có ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” là thứ nhất, “Tiêu” có nghĩa là đêm. 

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi với tên khác như là Tết Thượng Nguyên. Đây là dịp lễ vô cùng quan trọng đối với Phật giáo với câu nói nổi tiếng mà ai ai cũng biết “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Đây là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. 

Trước khi tìm hiểu mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì chúng ta hãy xem thời gian cúng rằm tháng Giêng là ngày nào nhé!

>> Xem thêm: Rằm tháng giêng 2023 là ngày nào? Nên cúng Rằm tháng Giêng 2023 giờ nào tốt? 

Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Tết Nguyên Tiêu năm Quý Mão 2023 rơi vào Chủ Nhật ngày 5/2 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Giáp Ngọ, ngũ hành Kim, ngày cát lành thích hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng rằm tháng Giêng. 

Người xưa quan niệm, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm là tốt nhất vì thời điểm đó là lúc trăng sáng nhất đầu năm, phúc khi vượng để thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn trong năm. 

  • Ngày chính rằm chính là ngày 15 tháng Giêng, khung giờ tốt sẽ gồm: Đinh Mão (5-7h) giờ Ngọc Đường hoàng đạo, Canh Ngọ (11-13h) giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Nhâm Thân (15-17h) giờ Thanh Long hoàng đạo, Quý Dậu (17-19h) giờ Minh Đường hoàng đạo. 
  • Bạn cũng có thể cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm: Bính Thìn (7-9h) giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ (11-13h) giờ Thanh Long hoàng đạo, Kỷ Mùi (13-15h) giờ Minh Đường hoàng đạo, Nhâm Tuất (19-21h) giờ Kim Quỹ hoàng đạo.

Gia chủ chỉ nên cúng Rằm tháng Giêng vào 2 ngày 14 và 15 âm lịch tháng Giêng, những ngày khác sẽ kém linh hơn. Khung giờ cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ (11-13h). Đây là thời điểm thần Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ và ban phát điều lành cho chúng sinh. 

Mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Gợi ý mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ

Nếu bạn chưa biết mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì thì đừng bỏ qua phần này. Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu thịt gà, xôi gấc, bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất mà mâm cỗ cúng nào cũng phải có. 

Mâm cỗ cúng gia tiên thường sẽ có 4 bát 6 đĩa gồm: bát canh măng, bát canh bóng, bát miến, bát mọc, đĩa thịt gà hoặc lợn luộc, giò/chả, nem, món xào, dưa hành/dưa muối, xôi/bánh chưng. 

Đặc biệt, lễ vật cúng không thể thiếu bao gồm hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu và không được để chung với lễ vật cúng Phật. 

Mâm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng

  • 5 lạng thịt vai luộc
  • 1 bát canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa nem
  • 1 đĩa rau xào
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa hoa quả
  • Hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu
  • Bánh trôi (chè trôi nước): phải có vì nó có ý nghĩa mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông và trôi chảy.

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

  • Hoa quả
  • Chè xôi
  • Các món đậu
  • Canh xào không thêm nhiều hương liệu
  • Bánh trôi nước
  • Cỗ chay tùy loại có từ 10-25 món

Mâm cỗ chay rằm tháng Giêng thể hiện cho màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, ăn cơm chay hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn. Mâm cỗ phải có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy), vàng (kim) và đủ 10 món gồm các món ăn từ tứ phương: sông, núi, biển, đồng bằng. Tất cả chúng tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi đen đủi nếu có. 

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều gia đình đã thêm một vài món mới vào mâm cúng bên cạnh những món ăn truyền thống để giúp mâm cúng thêm phần phong phú hơn. 

Một số lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là dịp lễ lớn, quan trọng nên bạn cũng cần lưu ý một số điều sau, tránh gây sai sót:

  • Không cúng bằng hoa quả giả, đầu lợn, món chay giả mặn
  • Để thùng gạo cạn đáy: khiến quanh năm sẽ đói kém
  • Kiêng câu cá: dễ mang đến vận đen xui rủi
  • Kiêng nói tục, chửi bậy: mang đến nhiều thị phi 

Qua đây chúng ta cũng biết được mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì. Vào ngày này, bạn nên tìm hiểu để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, cẩn thận, tránh sai sót. Đây là một dịp lễ quan trọng của người dân Việt Nam nên hãy chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn nhất để cầu may, cầu bình an và phước lành quanh năm nhé.

Yến Trần

0/0

Cám ơn vì những phản hồi có giá trị của bạn

Chúng tôi sẽ gửi vấn đề này đến nhóm kỹ thuật của chúng tôi

bài viết này có giúp bạn có thêm thông tin chứ?

Đánh giá 0, Trên tổng 0 Đánh giá

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

Next
Top