Kinh doanh gian hàng hàng trên Shopee là phương thức bán hàng phổ biến được rất nhiều người lựa chọn bởi chi phí thấp và số lượng khách hàng tiềm năng lớn. Tuy nhiên, do ngày càng có quá nhiều người bán nên mức độ cạnh tranh tại đây ngày càng tăng cũng như trở nên khó hơn đặc biệt là các nhà bán mới. Vậy làm thế nào để quảng bá gian hàng Shopee cho hiệu quả, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn? Cùng chúng tôi khám phá 7+ phương pháp hay ho dưới đây để có hiệu suất kinh doanh thành công hơn nhé.
1. Quảng bá trên shopee
Quảng bá trên chính nền tảng Shopee là phương pháp đầu tiên mà bạn nên cân nhắc tới. Nền tảng Shopee cho phép bạn thực hiện các hình thức quảng cáo mất phí và không mất phí giúp bạn tiếp cận trực tiếp tới khách hàng đang có nhu cầu mua sắm tại đây.
1.1 Nghiên cứu từ khóa SEO sản phẩm
Từ khoá Shopee được hiểu một cách đơn giản là tập hợp của từ hoặc cụm từ mà người dùng khi có nhu cầu mua hàng thì sẽ thực hiện thao tác tìm kiếm sản phẩm trên chính sàn thương mại điện tử Shopee.
Ví dụ nếu bạn muốn mua tai nghe thì bạn sẽ nhập trên thanh tìm kiếm các từ như “tai nghe”, “tai nghe iPhone”, “tai nghe không dây”... Chính những từ này được gọi là một từ khóa tìm kiếm.
Nghiên cứu từ khoá SEO sản phẩm là quá trình tìm kiếm và khám phá các từ khóa mà khách hàng có xu hướng sử dụng phổ biến để tìm kiếm một loại sản phẩm nào đó. Việc này nhằm mục đích xác định, chọn lọc ra các thuật ngữ có lượng tìm kiếm tốt hay nhu cầu cao nhằm mục đích tối ưu hoá nội dung của sản phẩm hiện có sao cho phù hợp.
Nếu biết cách SEO từ khóa đúng thì sẽ khiến cho sản phẩm của bạn xuất hiện ở top đầu kết quả tìm kiếm khi người dùng thực hiện tìm chúng trên Shopee (thậm chí là cả Google nữa). Khi sản phẩm của bạn xuất hiện ở các vị trí càng cao thì cơ hội tiếp cận và bán được sản phẩm càng cao.
Ưu điểm:
- Tiếp cận trực tiếp được với lượng khách hàng đang có nhu cầu mua sẵn tại Shopee
- Chi phí quảng bá thấp gần như là không
- Tạo một lượng đơn hàng bền vững và tăng trưởng khách hàng đều đặn
- Hạn chế một khoản chi phí không cần thiết cho các hoạt động quảng cáo trả phí
- Tạo sự chuyên nghiệp và chỉnh chu trong từng sản phẩm
Nhược điểm:
- Mất thời gian để tiến hành tìm kiếm, nghiên cứu và triển khai
- Kết quả ra đơn sẽ chậm hơn so với việc quảng cáo trả phí trực tiếp
1.2 Tham gia các chiến dịch marketing trên shopee
Các chiến dịch Marketing của Shopee bao gồm các chương trình khuyến mãi giúp nổi bật sản phẩm và mã giảm giá của Shop tham gia ngay tại trang chủ của Shopee. Từ đó shop của bạn cũng sẽ tiếp cận được với lượng người dùng lớn hơn và đơn hàng đổ về cũng sẽ nhiều hơn.
Hãy thường xuyên kiểm tra các Chương Trình của Shopee để Đăng ký Sản phẩm hay Đăng ký Mã Giảm Giá phù hợp với Shop của bạn. Việc đăng ký này sẽ không mất phí nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Khi tham gia các chiến dịch này bạn có thể kết hợp sử dụng linh hoạt các công cụ như Mã giảm giá của tôi, Mua kèm deal sốc, Combo khuyến mãi, Flash Sale của Shop, Ưu đãi Follower để tăng hiệu quả bán.
Ưu điểm khi tham gia các chiến dịch marketing trên Shopee:
- Không mất chi phí tham gia
- Lượng khách hàng tiếp cận lớn đặc biệt là vào các chương trình sale hội lớn trong năm
- Các chương trình đa dạng, tần suất thường xuyên
- Cách đăng ký đơn giản chỉ với vài thao tác nhanh gọn
Nhược điểm:
- Mặc dù không mất phí tham gia nhưng bạn phải chiết khấu khuyến mại cho khách hàng, nếu không biết cân đối chi phí thì thậm chí bạn sẽ lỗ ngay cả khi đơn hàng tăng.
- Nếu mức giảm bạn đưa ra không đủ hấp dẫn thì có thể khách hàng cũng sẽ không chọn bạn để mua sắm.
1.3 Chạy quảng cáo "có trả phí" trên shopee
Quảng Cáo Shopee cho phép bạn quảng cáo các sản phẩm tại các vị trí nổi bật thu hút với Người mua trên nền tảng Shopee như Trang chủ, Trang kết quả tìm kiếm và Trang chi tiết sản phẩm dưới hình thức các sản phẩm tương tự. Sản phẩm và Shop càng được hiển thị nhiều tới khách hàng thì càng có khả năng tăng doanh số bán hàng.
Quảng cáo Shopee bao gồm 2 hình thức chính là Quảng cáo Tìm kiếm và Quảng cáo Khám phá. Trong Quảng cáo Tìm kiếm sẽ có 2 loại nhỏ hơn là Quảng cáo Tìm kiếm Sản phẩm và Quảng cáo Tìm kiếm Shop.
Tất cả các hình thức này đều sẽ một khoản phí nhất định tùy thuộc vào mặt hàng và mức độ cạnh tranh hàng hóa mà shop đang kinh doanh.
Ưu điểm:
- Cho chuyển đổi ra đơn nhanh và nhiều hơn
- Tiếp cận đúng với khách hàng ngay khi có nhu cầu tìm kiếm
- Không chỉ giúp tăng doanh số mà quảng cáo còn giúp tăng lượt hiển thị shop, tăng lượng tương tác
Nhược điểm:
- Chi phí sẽ không giới hạn và nếu không biết tối ưu có thể bạn sẽ mất cả một khoản phí khổng lồ cho mỗi đơn hàng
- Dễ bị đối thủ chơi xấu khi sử dụng hình thức tính tiền quảng cáo trên mỗi click
2. Quảng bá trên các trang mạng xã hội khác
Ngoài việc quảng cáo trên chính nền tảng Shopee bạn cũng có thể tận dụng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội khác để chuyển đổi về chính gian hàng Shopee của mình.
2.1 Facebook cá nhân
Hình thức này nên được tận dụng khi Facebook cá nhân của bạn đang sở hữu một lượng tương tác cũng như khách hàng tiềm năng nhất định. Khi đó, hình thức giới thiệu sản phẩm sau đó dẫn link mua sắm về Shopee cũng sẽ giúp gian hàng của bạn được chú ý hơn thậm chí sẽ đổ về một lượng đơn nhất định.
Ngoài ra bạn cũng có thể đăng lên các hội nhóm mua sắm, review để thu hút nhiều người hơn.
Ưu điểm:
- Có thể tận dụng được một lượng tương tác nhất định về gian hàng của mình mà không hề mất phí
- Gia tăng cơ hội chốt đơn mà không mất phí quảng cáo
Nhược điểm:
- Thường thì lượt chuyển đổi sẽ không quá cao và tương đối mất thời gian vì bạn sẽ phải đăng cũng như tương tác thường xuyên.
- Có thể làm giảm tương tác trên chính trang Facebook cá nhân của bạn
2.2 Tiktok cá nhân
Các nền tảng chia sẻ video như Tiktok gần đây được rất nhiều bạn trẻ ưa thích và đó cũng là hình thức chuyển đổi về nền tảng Shopee được ưa chuộng nhất hiện tại. Các video về review, đánh giá, chia sẻ kiến thức sẽ là lựa chọn an toàn cho bạn nếu muốn dẫn link về Shopee. Tuy nhiên hãy đảo bảo rằng Tiktok của bạn đang có lượng tương tác ổn định nhé.
Ưu điểm:
- Có thể tiếp cận được nhiều người dùng tiềm năng thông qua các hashtag và kịch bản video thú vị
- Tăng tính chân thực cho sản phẩm từ đó kích thích mua hàng tốt hơn
- Không mất phí quảng cáo
Nhược điểm:
- Tốn khá nhiều thời gian để đầu tư vào phần kịch bản và hình ảnh
2.3 Youtube cá nhân
Ngoài Tiktok, thì các video Youtube cũng là hình thức đưa khách về Shopee tốt. Nhưng dĩ nhiên làm Youtube không dễ và bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để xây dựng tương tác và thu hút người xem với các nội dung mà mình chia sẻ.
Ưu điểm:
- Thường nếu sử dụng đúng kịch bản thì bạn có thể tiếp cận được đúng tới người dùng mà mình hướng tới với số lượng đông đảo
- Tăng tính chân thực cho sản phẩm từ đó kích thích mua hàng tốt hơn
Nhược điểm:
- Thời gian xây kênh lâu nếu là người mới
- Muốn thu hút thì cần phải đầu tư nghiêm túc vào phần kịch bản và hình ảnh - đây sẽ là rào cản mạnh mẽ cho những bạn không chuyên khi tiếp xúc
3. Các cách quảng bá khác
3.1 Thuê KOL, KOC,...
Trong trường hợp ngân sách cho phép và bạn muốn gây dựng gian hàng của mình trở thành một gian hàng tăng trưởng mạnh mẽ thì có thể đầu tư vào các KOL, KOC. Với các đối tượng này, họ vốn đã có một lượng tương tác nhất định trên các nền tảng mạng xã hội lớn, vậy nên với các sản phẩm mà KOL chia sẻ thường sẽ nhận được lượt chú ý nhất định từ phía người dùng và cho lượt chuyển đổi khá tiềm năng.
Ưu điểm:
- Khách hàng tiềm năng lớn và có thể ra đơn nhanh chóng
- Gia tăng độ uy tín và tính chân thực của sản phẩm bởi những người có sức ảnh hưởng đã sử dụng
Nhược điểm:
- Chi phí thuê cao lên tới hàng triệu đồng
- Khó kiểm soát phản ứng với sản phẩm khi xảy ra bất cứ hiệu ứng truyền thông xấu nào với KOL hay KOC
3.2 SEO Web
Giống như nghiên cứu từ khóa trên Shopee, thì bạn cũng có thể sử dụng cách thức SEO trên các website truyền thống về sản phẩm. Khi khách hàng truy cập website của bạn cũng là cơ hội giúp bạn chuyển nó thành doanh số lý tưởng thông qua các bài viết sản phẩm, review, gợi ý…
Tuy nhiên từ việc tạo dựng website đến việc duy trì để nó có tương tác không hề dễ và chi phí đi kèm cũng không nhỏ.
Ưu điểm:
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng với số lượng lớn và bền vững
- Tăng tương tác với shop, tạo độ tin tưởng cho sản phẩm nhờ các bài viết đánh giá
Nhược điểm:
- Thời gian tạo website lâu, chi phí để duy trì cao
- Lượt chuyển đổi sẽ không có ngay mà sẽ lên từ từ (trong trường hợp website có tương tác)
Bán hàng trên Shopee là một sân chơi tiềm năng cho nhiều nhà bán. Nếu biết tận dụng các hình thức tăng tương tác tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng có được chiến thắng trên sân chơi này. Với 7+ cách trên đây mong rằng sẽ giúp bạn phần nào trong quá trình tạo dựng chỗ đứng trên Shopee. Chúc bạn trở thành một nhà bán hàng thành công.
Lương Phúc