Sự tích bánh chưng bánh dày và những sự thật thú vị về chúng

2160 0 0

Bánh chưng bánh dày là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết đến. Chúng được xem là hương vị của ngày Tết. Hôm nay hãy cùng Shopeeanalytics tìm hiểu về nguồn gốc ra đời và những sự thật thú vị về món ăn này nhé!

Sự tích bánh chưng bánh dày

Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 có hai mươi người con trai, tất cả những người con đều có tài năng, giỏi giang nên vua Hùng không biết chọn ai để làm người thừa kế ngôi vị. 

Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân năm mới, nhà Vua đã truyền lại với các Hoàng tử rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho người con nào làm vừa ý ta trong lễ Tiên vương thì sẽ được ta truyền lại ngôi vị này”.

Các Hoàng Tử đều tranh nhau lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ để lấy lòng nhà vua. Duy nhất Hoàng tử Lang Liêu (thứ 18) vì mẹ mất sớm không có người chỉ vẽ nên phải tự một mình xoay sở. Một hôm nọ, trong giấc ngủ của chàng có vị thần đến báo mộng: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo vì chúng có thể nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình cho Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân bên trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ là đấng sinh thành." 

Tỉnh dậy, Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời vị Thần căn dặn. Chàng chọn loại gạo nếp thật ngon làm thành bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Còn bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Lá xanh bọc bên ngoài với ý nghĩa tình yêu thương vô bờ bến, sự đùm bọc của bậc cha mẹ dành cho những đứa con của mình. 

Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó mỗi khi dịp Tết đến trên mâm cúng đều có 2 loại bánh này như để tạ ơn trời đất và tổ tiên. 

Ý nghĩa của bánh chưng bánh dày trong ngày Tết

Bánh chưng bánh dày chỉ là một món ăn đơn giản nhưng lại chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc trong mỗi dịp Tết. Chúng là đại diện của cây lúa nói riêng và thiên nhiên nói chung trong nền văn hoá lúa nước. 

Bánh chưng bánh dày trong ngày Tết như muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống “kính nhớ tổ tiên”, nhớ đến cội nguồn của mình và là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. 

Bánh chưng là dành cho mẹ, bánh dày là dành cho cha. Trên mâm lễ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng tượng trưng cho cha Rồng, bánh dày tượng trưng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết con Rồng cháu Tiên đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Nguyên liệu làm bánh chưng bánh dày

Nguyên liệu để làm bánh chưng cực kỳ đơn giản và dễ tìm:

- Gạo nếp

- Thịt lợn

- Đậu xanh

- Lá dong (lá chuối)

Để có những chiếc bánh thật dẻo và ngon bạn nên chọn loại gạo nếp ngon, thịt lợn nên chọn loại mỡ chiếm khoảng ¾ thịt để bánh có vị béo hơn. Đậu xanh nên ngâm để qua đêm cho mềm không thì khi nấu sẽ bị sượng. Tất cả những nguyên liệu được gói gọn trong lớp lá chuối xanh mướt và dùng lạt mềm buộc chặt lại, đem đi nấu.

Bánh dày lại có nguyên liệu đơn giản hơn nữa, chỉ cần gạo nếp ngon và đậu xanh là bạn có thể làm được chiếc bánh dày thơm ngon rồi. Sau khi giã nhuyễn gạo nếp, bạn vo tròn, cho nhân vô trong bánh và xếp vào lá dong, đem đi hấp là xong. Ở một số nơi, người ta còn dùng kèm với chả lụa để tăng thêm độ ngon.

Gói và nấu bánh chưng bánh dày trong dịp lễ Tết đã trở thành phong tục tập quán của dân tộc Việt ta. Như vậy Blog Shopeeanalytics đã chia sẻ cho bạn biết về nguồn gốc thật sự của bánh chưng bánh dày cùng những ý nghĩa của chúng. Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn biết thêm những kiến thức bổ ích hằng ngày. 

Hang Vo

0/0

Cám ơn vì những phản hồi có giá trị của bạn

Chúng tôi sẽ gửi vấn đề này đến nhóm kỹ thuật của chúng tôi

bài viết này có giúp bạn có thêm thông tin chứ?

Đánh giá 0, Trên tổng 0 Đánh giá

Cảm ơn bạn đã đánh giá.

Next
Top